Lau dầu, sửa chưax, bảo dưỡng đồng hồ Omega cổ

29/07/2016 | 19:12

Đồng hồ Omega cổ được rất nhiều người ưa thích, việc sử dụng cũng rất cẩn thận khi thường là kính mica không chống nước, thường q

Đồng hồ đeo tay Omega cổ từ chiếc bát quái ruộng bậc thang 18K đến chiếc Omega Constellation SS được người chơi lựa chọn phụ thuộc theo khả năng của bản thân. Bài viết dưới đây, Sjwatch( suadongho.vn) sẽ trình bày một số bệnh mà dòng Omega cổ gặp phải và cách khắc phục:

1. Lau dầu, bảo dưỡng đồng hồ:

- Đồng hồ cơ tự động để qua đêm thì chết, do tự động không lên đủ cót

- Khi đồng hồ đang chạy ổn định, nhưng lại nhanh chậm thất thường thì máy đồng hồ bị trục trặc

- Đồng hồ cơ lên giây chạy không hết cót, triệu chứng khi lên căng cót nhưng chạy nửa ngày thì chết

- Đồng hồ lúc chạy lúc chết ( chết vặt)

- Đồng hồ quazt ( chạy pin) khi thay pin mới thì lúc chạy lúc chết

Khắc phục:  lau dầu, bảo dưỡng đồng hồ, khi đó người thợ sẽ kiểm tra các chi tiết trong bộ máy có đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật không, qua đó lau dầu, bảo dưỡng thì đồng hồ sẽ hoạt động bình thường

2. Thay kính, đánh bóng kính

- Khi kính xước nhẹ thì có thể đánh bóng lại các vết xước. Người thợ sẽ dùng phớt vải và thuốc đánh bóng để xóa đi các vết xước, do logo chìm nên khi đánh bóng kính sẽ không mất logo. Khi kính xước quá sâu, nếu đánh bóng sẽ bị méo.

- Khi kính xước sâu, rạn hay đứt chân thì nên thay kính Mica mới. Kính tốt là kính trong và nhìn sâu, nếu kính nhìn hơi xanh thì là kính Trung Quốc

3. Các bệnh liên quan đến ty, núm

Ty Omega cổ không có gioăng núm, có bước ren nhỏ và dầy ở phần vặn núm.

- Khi rút núm ra lấy giờ ở dòng cơ tự động hoặc quazt thì núm rất chặt. Nguyên nhân do không sử dụng nên sau một thời gian phần cuối ty chỗ tiếp xúc với núm, vỏ bị gỉ nên dẫn đến kẹt núm. 

Khắc phục:  Mang qua thợ kiểm tra để xử lý tránh dùng sức rút có thể gãy núm hoặc gãy cá hãm ty. Bên cạnh đó,  thỉnh thoảng 1 vài tuần lên cót tay để vặn núm không để núm chết 1 chỗ trong thời gian dài, định kỳ qua thợ kiểm tra, tra mỡ chống gỉ.

- Bị gỉ ở phần gần cuối ty chỗ tiếp xúc với núm, vỏ do hơi nước dẫn đến gẫy ty. 

Khắc phục: Nối ty hoặc thay ty mới

- Núm bị mòn, khó lên giây ở đồng hồ lên giây có thể thay núm khác hoặc sửa lại núm 

Ty chờn ren không chặt núm. Lúc này cần bóp( tóp) lại cuống núm và gia cố hàn lại sau khi bóp cuống núm

4. Sửa chữa, thay thế linh kiện, phụ tùng, khóa

- Đồng hồ bị rơi, gãy trục tóc, đầu trục bánh xe

- Lấy lịch không đúng cách dẫn đến hỏng bánh răng

- Hỏng IC đối với dòng quazt

Khắc phục: Có thể khoan cấy đầu trục, bánh răng, thay thế IC, phụ tùng, chi tiết được sửa chữa, thay thế phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật. Đôi khi việc thay thế linh kiện chính hãng là không thể do rất nhiều dòng đã ngừng sản xuất.

5. Đánh bóng vỏ, làm lại mặt số kim que

Đây là việc làm để đồng hồ mới hơn , Không nên đánh bóng vỏ với dòng mạ vàng hoặc cạp vàng. Việc làm lại mặt số hoặc kim que nên cân nhắc tới tính " zin " của đồng hồ.

Trên đây là một số các vấn đền liên quan khi sử dụng đồng hồ đeo tay Omega cổ. Bạn có thể tham khảo bài viết để có thể hiểu hơn khi sử dụng đồng hồ. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo dịch vụ sửa chữa của Sjwatch ( suadongho.vn) đối với chiếc đồng hồ Omega cổ của bạn. Nên tránh các địa chỉ sửa chữa không uy tín, có thể sẽ bị thay thế đồ hoặc làm hỏng thêm do ít kinh nghiệm với các dòng máy cổ và đặc biệt.

Các bài viết khác

HOTLINE: 0967842239 ĐC: 218 Nguyễn Văn Cừ, LB